Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị về Chương trình Tên lửa & Khinh khí cầu Châu Âu (24th ESA Symposium on European Rocket & Balloon Programmes and Related Research)

Từ ngày 10/6 đến 20/6/2019, Đoàn cán bộ thực hiện đề tài thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020 tham dự Hội nghị ESA lần thứ 24 về Chương trình Tên lửa & Khinh khí cầu Châu Âu tại Cộng hòa Liên bang Đức và hội thảo hợp tác tại Cộng hòa Pháp. Đoàn gồm, PGS.TS Phạm Hồng Quang (Giám đốc Trung tâm Tin học và Tính toán - Viện Hàn lâm KH&CNVN, Chủ nhiệm đề tài VT-CN.04/17-20 và Chủ nhiệm đề tài nhánh thuộc đề tài VT-CN.02/18-20); TSKH. Nguyễn Quang Bắc (Chuyên gia Chương trình KHCN Vũ trụ - Viện Hàn lâm KH&CNVN); TS. Phạm Hồng Công (Thư ký đề tài VT-CN.04/17-20, cán bộ Trung tâm Tin học và Tính toán) và các thành viên khác. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia và có báo cáo chính thức tại hội nghị này của Châu Âu.
Hội nghị ESA được bắt đầu từ năm 1973 bởi các quốc gia thành viên của EASP (Esrange and Andøya Special Project), nhằm cùng mở ra một diễn đàn thảo luận cho các nhà khoa học và kỹ sư sử dụng tên lửa, khinh khí cầu về nghiên cứu cơ bản và kỹ thuật, cũng như các ứng dụng khác. Hội nghị ESA lần thứ 24 về Chương trình Tên lửa & Khinh khí cầu Châu Âu và các nghiên cứu liên quan được tổ chức, tài trợ bởi Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và Trung tâm Hàng không và Vũ trụ Đức. Chương trình của Hội nghị bao gồm các nghiên cứu liên quan đến các phương tiện trên mặt đất, máy bay và các thiết bị vệ tinh cũng như các phát triển công nghệ mới trong các hệ thống tên lửa, khinh khí cầu, các thiết bị đo và địa điểm phóng. Đại biểu tham gia hội thảo sẽ có cơ hội báo cáo về những thành tựu mới nhất của mình, kế hoạch cho tương lai trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật khác nhau. Hội nghị này cũng là dịp để các nhà khoa học, đại diện của các cơ quan không gian, kỹ sư, quản lý dự án, nhân viên và quản trị viên gặp gỡ nhau, và có thể trở thành điểm khởi đầu cho sự hợp tác.
Tại hội nghị, Đoàn Việt Nam báo cáo với chủ đề: “On balloon and rocket research project in Vietnam: some primary calculations and designs for multi-stage launching vehicle”. Đây là những kết quả nằm trong 2 đề tài thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ Vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020:

  • Đề tài VT-CN.04/17-20: Nghiên cứu tiếp cận công nghệ sử dụng khinh khí cầu thả ở tầng bình lưu tích hợp công nghệ trạm thu phát thông tin để giám sát, dẫn đường tìm kiếm cứu hộ và đo đạc thông số vật lý môi trường tầng khí quyển.
  • Đề tài VT-CN.02/18-20: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mẫu tên lửa nghiên cứu (Sounding Rocket) đưa thiết bị khoa học để thử nghiệm thu thập dữ liệu khí quyển tầng cao.
Mục tiêu của đề tài VT-CN.04/17-20:
- Thu thập dữ liệu khí quyển (nhiệt độ, gió, áp suất, độ ẩm,…).
- Dữ liệu cho dự báo thời tiết (những cơn bão từ biển).
- Cứu hộ cứu nạn, thông tin liên lạc.
- Mô hình khí tượng để tính toán và điều khiển quỹ đạo khinh khí cầu.
- Thu hồi các thiết bị bằng dù và tàu lượn.
hoinghichauau 

Mục tiêu của đề tài VT-CN.02/18-20:
- Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mẫu tên lửa nghiên cứu, được tích hợp từ động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn lỏng hiện có.
- Lập trình tối ưu thời gian trong việc phóng tên lửa nghiên cứu để đạt độ cao cho trường hợp sử dụng hệ thống tên lửa nhiều tầng.
- Thiết kế payload cho phép đo đặc tính khí quyển, truyền nhận dữ liệu, thu hồi,…


hoinghichauau1

hoinghichauau2 hoinghichauau3
PGS.TS Phạm Hồng Quang và TS Phạm Hồng Công tại hội nghị.

hoinghichauau4 hoinghichauau5
PGS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Trung tâm Tin học và Tính toán 
trình bày báo cáo tại hội nghị.

Nội dung báo cáo của Đoàn nhận được nhiều câu hỏi thảo luận; kết quả nghiên cứu về khinh khí cầu và tên lửa nghiên cứu tại Việt Nam được cộng đồng Châu Âu đánh giá cao. Kết thúc hội nghị bà Marie-Pierre Havinga thuộc cơ quan Vũ trụ Châu Âu, thành viên Ban tổ chức hội nghị trân trọng mời đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tham dự hội nghị 2 năm sau được tổ chức tại Pháp.
Nhân dịp này, tại Pháp cũng diễn ra hội thảo hợp tác khoa học công nghệ giữa đoàn và 2 phòng thí nghiệm (I3S và LEAT) thuộc Đại học vùng Côte d’Azur (UCA) - Pháp, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS):

  • Phòng thí nghiệm I3S: Phòng thí nghiệm khoa học thông tin và truyền thông lớn nhất vùng Địa Trung Hải thuộc Pháp. Đây là một trong những phòng thí nghiệm đầu tiên có tại Công viên Khoa học và Công nghệ Sophia Antipolis.
  • Phòng thí nghiệm LEAT: Phòng thí nghiệm điện tử, ăng ten và viễn thông. Phòng thí nghiệm nằm trong khuôn viên của SophiaTech, một trung tâm đào tạo và nghiên cứu về Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT), liên kết với các viện (UNS, INRIA, EURECOM, CNRS, PolyTech 'Nice Sophia, Mines Paris Tech, v.v.), hiệp hội công nghệ khác…

Các vấn đề được thảo luận tại hội thảo hợp tác liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối Internet (IoT), truyền thông vô tuyến và máy bay không người lái là các kỹ thuật công nghệ cần thiết cho 2 đề tài đang thực hiện và một số lĩnh vực khác. Kết thúc buổi hội thảo đoàn và 2 phòng thí nghiệm đã đi đến những nội dung hợp tác và công việc sẽ triển khai cụ thể trong thời gian tới.

hoinghichauau6 hoinghichauau7
PGS.TS Phạm Hồng Quang trao đổi về các vấn đề hợp tác. PGS.TS. Marie-Agnès PERALDI trao đổi về AI và IoT.
hoinghichauau8 hoinghichauau9
PGS.TS Hứa Minh Đức trao đổi dự án về máy bay không người lái. TSKH.Nguyễn Quang Bắc trao đổi với nhóm xử lý ảnh về ứng dụng công nghệ vào khảo cổ tại Việt Nam.

Một số hình ảnh hoạt động của đoàn tại phòng thí nghiệm I3S.

hoinghichauau10 hoinghichauau12
Trao đổi hợp tác lĩnh vực truyền thông vô tuyến với phòng thí nghiệm LEAT.

hoinghichauau13
Đoàn cán bộ chụp tại phòng Ăng ten (Phòng thí nghiệm LEAT).

Chuyến công tác của đoàn cán bộ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam thành công tốt đẹp, ghi nhận cơ hội và điều kiện để nghiên cứu, học hỏi phục vụ cho đề tài, giúp ích cho sự phát triển của các cá nhân tham gia và lĩnh vực công nghệ vũ trụ tại Việt Nam.

Nguồn: TSKH. Nguyễn Quang Bắc, chuyên gia Chương trình KHCN Vũ trụ