Hội nghị trực tuyến Tổng kết Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia về Công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020

Hội nghị trực tuyến Tổng kết Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia về Công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020
Nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ (CNVT), đưa CNVT phục vụ thiết thực và có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước, ngày 14/6/2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” của Việt Nam. Trong Chiến lược, Thủ tướng Chính phủ đã giao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện HLKHCNVN) chủ trì xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia về CNVT (gọi tắt là Chương trình KHCN vũ trụ).

Xem tiếp...

Gia hạn thời gian thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ cấp Quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020

Gia hạn thời gian thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ cấp Quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020
Ngày 14/7/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 1942/QĐ-BKHCN phê duyệt gia hạn thời gian thực hiện Chương trình KHCN cấp Quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020 có mục tiêu, nôi dung và dự kiến sản phẩm được phê duyệt tại Quyết định 838/QĐ-BKHCN ngày 12/4/2016, đến hết tháng 6/2021.

Xem tiếp...

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị về Chương trình Tên lửa & Khinh khí cầu Châu Âu (24th ESA Symposium on European Rocket & Balloon Programmes and Related Research)

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị về Chương trình Tên lửa & Khinh khí cầu Châu Âu (24th ESA Symposium on European Rocket & Balloon Programmes and Related Research)
Từ ngày 10/6 đến 20/6/2019, Đoàn cán bộ thực hiện đề tài thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020 tham dự Hội nghị ESA lần thứ 24 về Chương trình Tên lửa & Khinh khí cầu Châu Âu tại Cộng hòa Liên bang Đức và hội thảo hợp tác tại Cộng hòa Pháp. Đoàn gồm, PGS.TS Phạm Hồng Quang (Giám đốc Trung tâm Tin học và Tính toán - Viện Hàn lâm KH&CNVN, Chủ nhiệm đề tài VT-CN.04/17-20 và Chủ nhiệm đề tài nhánh thuộc đề tài VT-CN.02/18-20); TSKH. Nguyễn Quang Bắc (Chuyên gia Chương trình KHCN Vũ trụ - Viện Hàn lâm KH&CNVN); TS. Phạm Hồng Công (Thư ký đề tài VT-CN.04/17-20, cán bộ Trung tâm Tin học và Tính toán) và các thành viên khác. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia và có báo cáo chính thức tại hội nghị này của Châu Âu.

Xem tiếp...

Thông báo số 1: "Hội nghị sơ kết Chương trình KHCN vũ trụ giai đoạn 2016-2020"

Thông báo số 1: "Hội nghị sơ kết Chương trình KHCN vũ trụ giai đoạn 2016-2020"
Theo kế hoạch hoạt động, nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, trao đổi khoa học, Chương trình KHCN vũ trụ giai đoạn 2016-2020 sẽ tổ chức hội nghị sơ kết trong khuân khổ các hoạt động của Chương trình.

Xem tiếp...

Thông báo tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học thuộc Chương trình KHCN độc lập cấp nhà nước về Công nghệ vũ trụ năm 2018

Thông báo tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học thuộc Chương trình KHCN độc lập cấp nhà nước về Công nghệ vũ trụ năm 2018
  Căn cứ Quyết định số 137/2006/QĐ/TTg ngày 14/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 của Việt Nam và Quyết định số 838/QĐ-BKHCN ngày 12/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt “Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 -2020”, mã số CNVT/16-20, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phê duyệt Danh mục đề tài thuộc Chương trình Khoa học công nghệ vũ trụ thực hiện từ năm 2018tại Quyết định số 1821/QĐ-VHL ngày 25/8/2017.  

Xem tiếp...

Xây dựng cơ sở dữ liệu số các yếu tố hải dương từ nguồn ảnh VNREDSat-1 và các ảnh viễn thám khác cho khu vực ven biển Ninh Thuận – Bình Thuận

Xây dựng cơ sở dữ liệu số các yếu tố hải dương từ nguồn ảnh VNREDSat-1 và các ảnh viễn thám khác cho khu vực ven biển Ninh Thuận – Bình Thuận
Đề tài đã xây dựng được thuật toán giải đoán các yếu tố: nhiệt độ, độ muối, dòng chảy, độ sâu tầng ưu quang, vật chất lơ lửng, chlorophyll-a, hệ sinh thái ngập nước (san hô, cỏ biển, thành phần nền đáy), độ sâu vùng nước nông ven bờ từ nguồn ảnh VNREDSat-1 và các ảnh viễn thám khác (MODIS, Landsat,...) cho vùng nghiên cứu, trên cơ sở nguồn ảnh phù hợp, thông qua việc tiếp cận, ứng dụng có chọn lọc các thuật toán viễn thám hiện có, thử nghiệm một số hệ số thực nghiệm phù hợp với điều kiện địa phương.

Xem tiếp...

Ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 phục vụ công tác bảo tồn di sản văn hóa, di sản thiên nhiên ở Miền Trung

Ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 phục vụ công tác bảo tồn di sản văn hóa, di sản thiên nhiên ở Miền Trung
Vệ tinh VNREDSat-1 là vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của nước ta và là sản phẩm quan trọng của Chương trình Khoa học và Công nghệ Vũ trụ. Với các tính năng của vệ tinh VNREDSat-1 về các độ phân giải phổ, không gian và thời gian, dữ liệu do vệ tinh này cung cấp có khả năng thay thế một phần các dữ liệu thương mại có đặc điểm tương tự hiện có. Đây là nguồn dữ liệu đầu vào phù hợp với việc phân tích không gian đô thị và phục vụ cho việc quản lý không gian công cộng, không gian xanh và khu dân cư... Dữ liệu VNREDSat-1 cũng phù hợp cho việc theo dõi lớp phủ rừng, hiện trạng sử dụng đất manh mún và xen kẽ ở các khu bảo tồn thiên nhiên. Việc nghiên cứu sử dụng dữ liệu VNREDSat-1 trong phát triển bền vững các Di sản miền Trung có nhiều ý nghĩa cả về khoa học, công nghệ, ứng dụng và cả ý nghĩa chính trị. Tiếp cận theo hướng nghiên cứu này, nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội do PGS.TS. Phạm Văn Cự đứng đầu và một số thành viên đối tác thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Trường Đại học Quảng Bình, Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng và Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung đã triển khai thực hiện thành công đề tài VT/UD-03/14-15: “Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 và hệ thông tin địa lý phục vụ công tác bảo tổn các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên ở Miền Trung, thử nghiệm tạo Thành phố Huế và Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng”

Xem tiếp...

THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHCN NĂM 2018 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ

THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ  NGHIÊN CỨU KHCN NĂM 2018 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ
Thực hiện Công văn số 209/BKHCN-KHTH ngày 23/01/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn xây dựng  Kế hoạch và Ngân sách năm 2018, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (cơ quan chủ trì Chương trình KHCN độc lập cấp Quốc gia về KHCN vũ trụ) thông báo về việc đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KHCN (mở mới) để đưa vào kế hoạch năm 2018 thuộc Chương trình KHCN vũ trụ.

Xem tiếp...

Nghiệm thu đề tài cấp nhà nước "Ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 trong giám sát hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ"

Nghiệm thu đề tài cấp nhà nước "Ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 trong giám sát hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ"
Tây Nam Bộ được xem là khu vực có sản lượng lúa lớn nhất nước, hàng năm đóng góp trên 50% sản lượng lúa và 90-95% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Bên cạnh đó, sản xuất thủy sản cũng chiếm trên 60% và đóng góp khoảng 80% sản lượng xuất khẩu của cả nước. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn, là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở quy mô toàn cầu, và bị ảnh hưởng nhiều nhất so với các vùng kinh tế khác của cả nước. 

Xem tiếp...

Nghiệm thu đề tài cấp nhà nước "Nghiên cứu, phát triển hệ thống quản lý, giám sát vùng biên giới và cảng biển sử dụng ảnh viễn thám VNREDSat-1 và tương đương"

Nghiệm thu đề tài cấp nhà nước "Nghiên cứu, phát triển hệ thống quản lý, giám sát vùng biên giới và cảng biển sử dụng ảnh viễn thám VNREDSat-1 và tương đương"
Quản lý và giám sát một số đối tượng như tàu biển, giàn khoan, công trình biển,…  góp phần quan trọng trong việc giải quyết các thách thức về công tác quản lý nhà nước và đảm bảo an ninh của Việt Nam trên Biển Đông. Trong bối cảnh đó, ảnh VNREDSat-1 kết hợp với thông tin từ nhiều nguồn khác sẽ hỗ trợ kịp thời công tác quản lý, giám sát các đối tượng mục tiêu, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới. Dựa trên yêu cầu nghiệp vụ và hiện trạng công nghệ viễn thám vệ tinh tại Việt Nam, nhóm các nhà khoa học thuộc Cục B42, Tổng Cục V, Bộ Công An do đồng chí Nguyễn Văn Bình chủ trì đã triển khai thực hiện thành công đề tài VT/UD-06/14-15 thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ vũ trụ“Nghiên cứu, phát triển hệ thống quản lý, giám sát vùng biên giới và cảng biển sử dụng ảnh viễn thám VNREDSat-1 và tương đương và phục vụ công tác đảm bảo ANQG (thử nghiệm tại cảng Sài Gòn và đảo Phú Quốc)”(thời gian thực hiện từ tháng 1/2014 - 6/2016).

Xem tiếp...