Ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu xu thế biến động điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở khoa học định hướng phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng biển, đảo Tây Nam Việt Nam.

Mã đề tài  VT-UD.01/16-20
Hướng nghiên cứu  Ứng dụng công nghệ vũ trụ
Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Anh Tuấn
Cơ quan chủ trì  Viện Địa chất và Địa vật lý biển
Thời gian  2016-2019
Mục tiêu đề tài -    Xác định xu thế biến động một số yếu tố điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng biển đảo Tây Nam trên cơ sở ứng dụng tư liệu viễn thám và GIS.
-    Thiết lập cơ sở khoa học phục vụ định hướng phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng biển, đảo Tây Nam.
Kết quả đạt được

1. Các kết quả chính của đề tài:
- Về khoa học: Đề tài đã nghiên cứu tổng hợp và đánh giá biến động điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (giai đoạn 2000-2018) dựa trên đa nguồn dữ liệu viễn thám và các dữ liệu khác và cơ sở khoa học cho đề xuất các định hướng phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng biển, đảo Tây Nam Việt Nam.
- Về ứng dụng: Đề tài đã thành lập bộ bản đồ gồm 55 bản đồ và 9 sơ đồ, trong đó có 39 bản đồ tỷ lệ 1:250.000 và 16 bản đồ tỷ lệ 1:50.000 dựa trên nguồn số liệu mới, cập nhật. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các chuyên ngành liên quan và ứng dụng thực tiễn phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giảng dạy và tuyên truyền về biển, đảo.
2. Những đóng góp mới của đề tài:
- Đề tài đã làm sáng tỏ đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cả phần lục địa ven biển và biển, đảo khu vực Tây Nam Việt Nam sử dụng dữ liệu viễn thám đa thời gian (VNRedSat-1, SPOT, Landsat và MODIS), các dữ liệu đo đạc thực địa và dữ liệu khác.
- Đề tài đã xác định xu thế biến động nhiệt độ bề mặt nước biển, đường bờ biển và rừng ngập mặn trong gần hai thập kỷ qua (2000-2018) và đưa ra các giải pháp giảm thiểu quá trình xói lở bờ biển và giảm sút diện tích rừng ngập mặn ở khu vực nghiên cứu.
- Đề tài đã thiết lập cơ sở khoa học cho định hướng phát triển các ngành kinh tế và đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực ven biển và biển, đảo Tây Nam Việt Nam theo cách tiếp cận phân vùng tự nhiên và đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên.
3. Công bố khoa học
3.1. Bài báo trên các tạp chí quốc gia:
[1]. Tran Anh Tuan, Vu Hai Dang, Pham Viet Hong, Do Ngoc Thuc, Nguyen Thuy Linh, Nguyen Thi Anh Nguyet, Pham Thu Hien, Vu Le Phuong, 2020. Sea surface temperature trends and the influence of ENSO on the Southwest sea of Vietnam using remote sensing data and GIS. Journal of Marine Science and Technology, 2(T.20)/2020. Pp 129–141.
[2]. Trần Anh Tuấn, Vũ Lê Phương, Trần Thị Tâm, Phạm Việt Hồng, Lê Đình Nam, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, 2020. Xu thế biến động đường bờ biển khu vực Tây Nam Việt Nam sử dụng dữ liệu viễn thám và hệ thống phân tích đường bờ kỹ thuật số. Tạp chí Khoa học và công nghệ biển, 3B(T.20)/2020.
[3]. Phạm Việt Hồng, Trần Anh Tuấn,Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, 2019. Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá mức độ thay đổi hiện trạng sử dụng đất vùng bờ huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) do tác động của mực nước biển dâng. Tạp chí Khoa học và công nghệ biển, 3B(T.19)/2019. Tr. 227-237.
[4]. Tran Anh Tuan, Le Dinh Nam, Nguyen Thi Anh Nguyet, Pham Viet Hong, Nguyen Thi Ai Ngan, Vu Le Phuong, 2018. Interpretation of water indices for shoreline extraction from Landsat 8 OLI data on the Southwest coast of Vietnam. Journal of Marine Science and Technology. 4(T.18)/2018. Pp 339-349.
[5]. Trần Thị Tâm, Trần Anh Tuấn, Lê Đình Nam, Nguyễn Thùy Linh, Đỗ Ngọc Thực, 2018. Nghiên cứu thành lập bản đồ trường nhiệt mặt biển vùng biển Tây Nam Việt Nam bằng dữ liệu viễn thám và GIS. Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ. Số 35 - 3/2018. Tr. 50-58.
[6]. Trần Anh Tuấn, Trần Thị Tâm, Lê Đình Nam, Nguyễn Thùy Linh, Đỗ Ngọc Thực, Phạm Hồng Cường, Nghiên cứu phân bố hàm lượng độ đục ở vùng biển ven bờ Tây Nam Việt Nam bằng dữ liệu viễn thám và GIS. Tạp chí Khí tượng Thủy văn. Số 694, 10/2018. Tr. 46-54.
[7]. Nguyễn Thùy Linh, 2018. Xu thế biến động nhiệt độ bề mặt nước biển vùng biển Tây Nam Việt Nam. Tạp chí Rừng và Môi trường. Số 91, năm 2018. Tr. 22-25.
3.2. Các bài báo tham gia Hội nghị Khoa học trong nước và quốc tế
[1]. Trần Anh Tuấn, Lê Đình Nam, Phạm Việt Hồng, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, 2019. Phân vùng địa lý tự nhiên và định hướng phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực Tây Nam Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học địa chất biển toàn quốc lần thứ ba. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Tr. 52-63.
[2]. Tran Anh Tuan, Pham Viet Hong, Le Dinh Nam, Tran Thi Tam, Vu Le Phuong, Nguyen Thi Anh Nguyet, 2018. Classification of land cover in coastal zone and islands of the Southwest region of Vietnam using Landsat 8 imagery. Proceedings of the International Conference on GeoInformatics for Spatial-Infrastructure Development in Earth & Allied Sciences (GIS-IDEAS, 2018). Can Tho University Publishing House. Page 110-116.
[3]. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trần Anh Tuấn, Phạm Việt Hồng, Nguyễn Thị Trà My, 2018. Nguy cơ trượt lở và xói lở bờ biển khu vực quần đảo Thổ Chu, Việt Nam. Kỷ yếu hội nghị toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững (ERSD 2018) - Môi trường trong khai thác tài nguyên và phát triển bền vững. Nxb Giao thông Vận tải. Tr. 169-174.
[4]. Trần Anh Tuấn, Trần Thị Tâm, Phạm Việt Hồng, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Lê Đình Nam, Nguyễn Thùy Linh, 2018. Nghiên cứu biến động rừng ngập mặn khu vực dải ven biển Tây Nam Việt Nam sử dụng dữ liệu viễn thám và GIS. Kỷ yếu hội nghị toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững (ERSD 2018) - Môi trường trong khai thác tài nguyên và phát triển bền vững. Nxb Giao thông Vận tải. Tr. 301-306.
[5]. Pham Viet Hong, Tran Anh Tuan, Nguyen Thi Anh Nguyet , 2017. Classification of cross-flowed forests in national park of Ca Mau Cape with VNREDSat-1 satellite. Geo-spatial Technologies and Earth Resources (GTER 2017). Publishing House for Science and Technology. Page 47-52.
[6]. Tran Anh Tuan, Le Dinh Nam, Vu Le Phuong, Nguyen Thi Anh Nguyet, Pham Viet Hong, Nguyen Thuy Linh, Dieu Tien Bui, 2016. Shoreline Change Detection in The Southwest Region of Vietnam From 1999 to 2016 Using GIS and Remote Sensing Data. Proceedings of the International Conferences on Earth Sciences and Sustainable Geo-Resources Development (ESASGD 2016). Session: Environmental issues in Mining and Natural resources development (EMNR). Transport Publishing House. Page 137-144.
4. Kết quả tham gia đào tạo
4.1. Tiến sĩ
[1]. Lê Đình Nam, đề tài luận án: “Nghiên cứu địa mạo phục vụ quy hoạch không gian vùng biển Tây Nam Việt Nam”, Chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường (đang thực hiện).
4.2. Thạc sĩ
[1]. Nguyễn Thị Ái Ngân, đề tài luận văn “Ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu biến động đường bờ khu vực ven biển Tây Nam Việt Nam giai đoạn 2005-2017”, Chuyên ngành Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lí (đã bảo vệ năm 2018).
[2]. Nguyễn Thùy Linh, đề tài luận văn “Nghiên cứu xu thế biến động trường nhiệt mặt biển phục vụ dự báo tiềm năng khai thác thủy - hải sản vùng biển Tây Nam Việt Nam”, Chuyên ngành Biến đổi khí hậu (đã bảo vệ năm 2018).
4.3. Kỹ sư
[1]. Trần Thị Hồng Hạnh, tên đề tài “Nghiên cứu các chỉ số nước từ ảnh viễn thám và áp dụng trong phân tích đường bờ khu vực dải ven biển Tây Nam Việt Nam”, ngành Khí tượng thủy văn biển (đã bảo vệ năm 2017).
[2]. Bùi Khánh Hà, tên đề tài “Đánh giá biến động trường nhiệt bề mặt biển Vịnh Thái Lan bằng dữ liệu viễn thám”, ngành Khí tượng thủy văn biển (đã bảo vệ năm 2017).
5. Tình hình chuyển giao công nghệ
Đề tài đã chuyển giao kết quả nghiên cứu đến các địa chỉ ứng dụng sau:
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
- Ủy ban Biên giới Quốc gia - Bộ Ngoại Giao;
- Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Kiên Giang;
- Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Cà Mau.
6. Kết quả của đề tài được lưu trữ tại
- Văn phòng Chương trình KHCN Vũ trụ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Cục thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia.
- Trung tâm Thông tin Tư liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Trung tâm Tin học và tính toán, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.